Tóm tắt nội dung [Ẩn]
- Những ký hiệu cần biết của đồng hồ vạn năng
- On/ off
- Nút Hold
- Nút điện áp xoay chiều
- Nút điện áp 1 chiều DC
- Biểu tượng Hz
- Phím Ohms
- Cổng mAVΩ
- Cổng oCVΩHz
- Cổng True RMS
- Phím RANGE
- Phím Max/ Min
- Cổng COM (Common)
- Cổng 10A
- Cổng (mA, µA)
- Diode check (kiểm tra diode)
- Dòng điện trực tiếp
- Nút AC Millivolts
- Nút Shift DC Millivolts
- Nút phạm vi
- NCV
- Nút REL (relative)
- Chế độ báo sáng
- Jack cắm
- Một số lưu ý khi dùng đồng hồ vạn năng
Với những người mới bắt đầu sử dụng đồng hồ vạn năng có thể chưa hiểu được những ký hiệu ở trên máy dẫn tới việc khó khăn, lúng túng khi sử dụng. Vì thế, ở trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các ký hiệu cơ bản và những lưu ý cần biết để sử dụng đồng hồ vạn năng hiệu quả.
Những ký hiệu cần biết của đồng hồ vạn năng
-
On/ off
Chức năng tắt/ mở đồng hồ vạn năng.
-
Nút Hold
Chức năng lưu giữ số liệu của kết quả đo giúp cho người sử dụng thuận tiện trong việc quan sát, ghi nhận lại thường được đặt ở vị trí trên cùng ở bên trái máy.
-
Nút điện áp xoay chiều
Nút này thường được ký hiệu bằng 1 chữ V có đường lượn sóng kế bên, thực hiện chức năng đo điện áp xoay chiều ở trong thiết bị công nghiệp, gia đình. Mức đo điện áp xoay chiều dao động trong khoảng 100 – 240 Volts khác nhau tùy theo những loại đồng hồ vạn năng khác nhau.
-
Nút điện áp 1 chiều DC
Ký hiệu chữ V, có 1 đường gạch nhỏ ở cạnh bên với chức năng đo dòng điện một chiều, thường sử dụng để đo những đoạn mạch nhỏ.
-
Biểu tượng Hz
Chức năng dùng khi bạn muốn đo tần số. Có 2 kiểu hoạt động đó là tần số cố định hay thay đổi vì thế trước khi đo thì người sử dụng cần xác định sẽ chọn kiểu nào.
-
Phím Ohms
Phím này có biểu tượng giống như hình móng ngựa và được sử dụng để đó điện trở, phát hiện cầu chì có bị nổ không. Nếu như hiển thị 0L có nghĩa là cầu chì đã bị nổ và người sử dụng cần thay thế ngay.
-
Cổng mAVΩ
Có dây màu đỏ cắm vào để đo dòng điện, điện áp hay điện trở và có thể lên tới 200mA.
-
Cổng oCVΩHz
Đây là cổng nối dây màu đỏ với chức năng đo nhiệt độ, đo điện áp, đo tần số, đo điện trở.
-
Cổng True RMS
Cắm dây màu đỏ với chức năng đo thông số giá trị hiệu dụng thực.
-
Phím RANGE
Phím này cho người sử dụng chọn vùng thích hợp để đó.
-
Phím Max/ Min
Chức năng của phím này đó là lưu trữ giá trị đầu vào lớn hay nhỏ nhất. Trường hợp mà giá trị đo vượt quá giá trị đã lưu trữ thì máy sẽ phát tiếng bíp để thông báo, đồng thời giá trị mới sẽ được lưu đè lên.
-
Cổng COM (Common)
Cổng nối với dây đo màu đen được sử dụng để kết nối với mặt đất/ cực âm của mạch.
-
Cổng 10A
Đo dòng điện lớn trên 200mA.
-
Cổng (mA, µA)
Chức năng đo dòng điện thấp.
-
Diode check (kiểm tra diode)
Ký hiệu bằng mũi tên chỉ bên phải ở cạnh bên là một dấu cộng với khả năng phát hiện diode tốt hay xấu.
-
Dòng điện trực tiếp
Ký hiệu chữ A có đường road ở trên đầu với chức năng tương tự đo dòng điện xoay chiều tuy nhiên là để đo dòng điện trực tiếp.
-
Nút AC Millivolts
Một chức năng khá quan trọng của đồng hồ vạn năng đó là sử dugnj để kiểm tra những mạch nhỏ hơn với những cách dùng điện áp xoay chiều ở dải thấp.
-
Nút Shift DC Millivolts
Có ký hiệu chữ mV với 3 dấu gạch cùng một đường thẳng ở bên trên, đặt cạnh nút AC Millivolts và có chức năng tương tự tuy nhiên dùng để đo điện áp DC.
-
Nút phạm vi
Có biểu tượng Hi/Lo xuất hiện ở đa số những loại đồng hồ vạn năng sử dụng để chọn phạm vi đo khác nhau như chuyển từ Ohms sang mega – Ohms dễ dàng hơn.
-
NCV
Tính năng cảm ứng dòng điện không tiếp xúc.
-
Nút REL (relative)
Sử dụng để thiết lập giá trị tham chiếu, so sáng và kiểm tra những giá trị đo khác nhau.
-
Chế độ báo sáng
Có ký hiệu ánh sáng hay đèn pin có chức năng làm sáng màn hình giúp cho người sử dụng dễ dàng làm việc ở trong điều kiện thiếu sáng và cả không gian ngoài trởi,
-
Jack cắm
Gồm có jack cắm màu đỏ và đen để cắm dây đo tương ứng vào.
Một số lưu ý khi dùng đồng hồ vạn năng
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng:
Khi đo điện áp xoay chiều:
- Chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC vó mức đo cao hơn điện áp cần đo một nấc.
- Không để thang đo dòng điện hoặc điện trở khi đo điện áp xoay chiều vì như thế sẽ làm đồng hồ bị hỏng ngay lập tức.
- Đo nguồn AC tuy nhiên để nhầm thang đo điện trở thì sẽ làm hỏng những điện trở ở bên trong của thiết bị.
- Đo nguồn AC tuy nhiên để nhầm thang đo DC thì đồng hồ sẽ không báo kết quả tuy nhiên cũng không ảnh hưởng tới thiết bị.
Khi đo điện áp một chiều:
- Không để thang đo quá cao vì như thế sẽ làm kết quả đo không chính xác.
- Đo nguồn DC tuy nhiên để thang đo AC đồng hồ sẽ báo sai kết quả.
Khi đo điện trở và trở kháng:
- Khi trong mạch đang cấp điện “Trước khi đo cần tắt nguồn” thì không được đo điện trở.
- Khi đo điện trở hay trở kháng mà để thang đo điện áp thì sẽ gây hỏng máy.
- Không đo điện trở trực tiếp ở trong mạch vì có thể gây sai số do ảnh hưởng của những linh kiện khác.
- Đo điện trở thấp dưới 10Ω thì nên để chân của điện trở và que đo tiếp xúc tốt. Nếu không sẽ cho kết quả không chính xác.
- Đo điện trở lớn trên 10kΩ thì tay của người sử dụng không được tiếp xúc trực tiếp với 2 que đo cùng lúc do điện trở người sẽ song song với điện trở cần đo cho kết quả không chính xác.
=> Xem thêm: Các loại Đồng hồ vạn năng khác TẠI ĐÂY.
Khi đo dòng điện:
- Chọn đúng thang đo nhằm cho kết quả chính xác nhất.
- Kết nối que đo chắc chắn với mạch, hạn chế chập chờn gây nguy hiểm cho mạch/
- Không để thang đo điện áp để đo dòng điện sẽ gây hư hỏng.
Khi đo thông mạch:
- Trước khi đo thông mạch thì cần kiểm tra công tắc điện, kiểm tra dây dẫn, dây tóc bóng đèn có còn tốt và nguyên vẹn không.
Khi đo tụ điện:
- Cần đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp khi đo tụ phóng nạp.
- Khi đo tụ hóa để biết mức độ hỏng của tụ thì người sử dụng cần mang so sánh với tụ mới có cùng điện dung.
Trên đây, chúng tôi đã nêu lên các ký hiệu cơ bản và những lưu ý cần biết để sử dụng đồng hồ vạn năng hiệu quả. Nếu như bạn cũng đang có nhu cầu mua đồng hồ vạn năng, liên hệ ngay với linh kiện điện tử Hudu. Linh kiện Hudu chuyên cung cấp đồng hồ vạn năng chất lượng, giá tốt cho những khách hàng có nhu cầu.