Trong quá trình hàn linh kiện điện tử sẽ không tránh khỏi những lúc hàn bị lỗi. Lúc này thì bạn cần tháo linh kiện điện tử ra khỏi mạch điện. Điều bạn cần làm lúc này đó là làm nóng chảy mối hàn và gỡ linh kiện ra. Sau đó, bạn cần vệ sinh chất hàn còn sót lại ở trên bo mạch. Sau đây là hướng dẫn cách tháo linh kiện điện tử ra khỏi mạch điện.
Tháo linh kiện bằng mỏ hàn
Việc dùng mỏ hàn sẽ giúp bạn tháo được linh kiện điện tử khỏi mạch điện. Xem thêm các loại mỏ hàn TẠI ĐÂY.
Bạn hãy tham khảo cách tháo linh kiện bằng mỏ hàn. Với cách sử dụng mỏ hàn thì bạn cần gia nhiệt cho mối hàn cho tới khi gỡ được linh kiện ra. Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên thì bạn cần làm nóng mối hàn bằng mỏ hàn. Tiếp theo, bạn cần di chuyển mỏ hàn trên phần chân của linh kiện giúp loại bỏ đi đa số chất hàn ra khỏi mối hàn. Tiếp theo, bạn dùng nhíp gắp kéo linh kiện ra khỏi lỗ cắm chân khi mà chân linh kiện đang còn nóng.
Sau đó thì bạn có thể sử dụng một chiếc kim để lấy chất hàn thừa ra khỏi lỗ. Trường hợp dùng đầu que hàn sẽ làm mất đi lớp mạ đồng của PCB.
Ưu điểm khi tháo linh kiện bằng mỏ hàn đó là bạn có thể chỉ cần sử dụng que hàn và linh kiện được tháo ra sau đó có thể tái sử dụng được.
Nhược điểm của phương pháp này đó là khi bạn đặt mỏ hàn quá lâu thì có thể sẽ làm hỏng bo mạch.
Sử dụng dây đồng hút chì thiếc
Dùng dây đồng hút chì thiếc để tháo linh kiện điện tử
Đây là phương pháp tháo linh kiện bằng cách đặt lên trên chất hàn một cuộn dây đồng được bện lại với nhau.
Do dây đồng có đặc tính dẫn nhiệt tốt và chất hàn thu hút bởi nhiệt nên trong quá trình gia nhiệt dây đồng thì bạn có thể rút chân linh kiện ra một cách dễ dàng. Ở một số loại dây đồng hút thiếc còn có chất trợ hàn nên sẽ giúp tháo linh kiện ra một cách sạch sẽ và dễ dàng. Khi dây đồng không có chất trợ hàn thì bạn cũng có thể chấm đầu của dây đồng vào chất trợ hàn.
Cách thực hiện tháo linh kiện bằng dây đồng hút chì thiếc như sau:
Trước hết thì bạn cần lấy ra một đoạn bấc hàn dài khoảng vài cm. Trường hợp mà bấc hàn không có chất trợ hàn thì cần thêm chất trợ hàn vào vị trí sử dụng hút chất hàn. Tiếp theo bạn đặt bấc hàn tại vị trí muốn tháo linh kiện và đặt que hàn lên trên dây đồng và chân của linh kiện muốn tháo. Bạn chờ vài giây để chất hàn ra khỏi chân linh kiện sau đó bám vào bấc. Khi chất hàn đã bám vào bấc thì bạn cần lấy bấc hàn ra, lưu ý là lúc này bấc hàn còn nóng nên không nên chạm vào và bạn lấy linh kiện ra.
Tiếp tục lặp lại những bước như trên để lấy hết chất hàn dư khỏi mạch. Bạn cũng có thể dùng kim giúp giữ bấc.
Ưu điểm của cách tháo linh kiện này đó là dễ sử dụng và có giá thành rẻ. Bấc hàn sẽ có nhiều kích thước khác nhau tùy theo lượng chất hàn mà bạn muốn lấy. Phương pháp này cũng giúp loại bỏ chất hàn ra khỏi những mặt phẳng một cách tốt nhất. Những linh kiện sau khi được lấy ra thì có thể tái sử dụng được.
Nhược điểm của phương pháp này đó là bấc hàn chỉ sử dụng được một lần, sau mỗi lần sử dụng thì cần bỏ bấc hàn đi và thay vào bằng một đoạn mới. Do khi chạm với mỏ hàn thì bấc hàn đã rất nóng và không thể thay đổi vị trí được. Bên cạnh đó thì bạn cũng khó có thể lấy chất hàn ra khỏi lỗ cắm chân.
=> Xem thêm: Các mẹo hữu ích khác tại đây.
Dùng bút hút chất hàn
Một trong những cách tốt nhất giúp tháo linh kiện điện tử ra khỏi mạch đó là dùng bút hút chất hàn. Về cơ bản bút hút chất hàn là dụng cụ tạo chân không với áp suất cao, kích thước nhỏ.
Cách dùng bút hút chất hàn để tháo linh kiện điện tử ra khỏi mạch như sau:
Đầu tiên thì bạn cần làm nóng mối hàn với que hàn, tiếp theo, bạn nhấn pít tông của bút xuống. Khi mà chất hàn nóng chảy thì bạn cần đặt đầu bút lên và thả pít tông để hút chất hàn. Tiếp theo thì bạn hãy tháo linh kiện ra và làm lại những bước như trên giúp lấy hết những chất hàn dư ra khỏi mạch. Khi bạn nhấn nhả liên tục pít tông sẽ giúp loại bỏ đi chất hàn ra khỏi bút.
Khi bạn muốn hút chất hàn dư thì cần thêm chất hàn mới vào. Khi đó nó sẽ là một khối lớn ở dạng lỏng lâu hơn sẽ giúp việc hút được dễ dàng hơn.
Ưu điểm của cách dùng bút hút chất hàn để tháo linh kiện điện tử ra khỏi mạch đó là hiện nay có nhiều loại bơm hút chì từ loại cầm tay cho tới điện tử có khò nhiệt nên không cần dùng tới que hàn. Phương pháp này cũng rất hiệu quả trong việc lấy những linh kiện nhỏ ra khỏi mạch điện tử và hút những chất hàn ra khỏi lỗ của bo mạch. Những linh kiện tháo ra vẫn có thể tái sử dụng.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là bút hút chất hàn có đầu tip lớn nên sẽ khó đi vào trong không gian hẹp.
Với những phương pháp tháo linh kiện điện tử ra khỏi mạch điện như trên mà linh kiện điện tử Hudu cung cấp, hi vọng đã giúp bạn biết được cách tháo linh kiện hiệu quả, an toàn nhất.
Nếu khách hàng nào có nhu cầu mua linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị đo, liên hệ ngay với Hudu để mua được sản phẩm chất lượng, giá tốt. Hoặc khách hàng có thể đặt hàng ngay tại website linhkiendienlanh.com.vn.