Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Kính hiển vi quang học là dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với những độ phóng đại khác nhau làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ mà ta không nhìn thấy được bằng mắt thường. Vậy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Sau đây, hãy cùng linh kiện điện tử Hudu tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của kính hiển vi quang học.
Kính hiển vi quang học gồm nhiều bộ phận khác nhau
Cấu tạo của kính hiển vi quang học
Cấu tạo của kính hiển vi quang học gồm có 4 bộ phận chính: Hệ thống phóng đại, hệ thống giá đỡ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều chỉnh.
-
Hệ thống giá đỡ
Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi giúp cho người dùng có thể chủ động thao tác, làm việc một cách dễ dàng. Hệ thống này gồm có: Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn đỡ mẫu, bàn sa trượt), kẹp tiêu bản.
Bệ đỡ: Bệ đỡ được thiết kế để đỡ hệ thống làm việc của thiết bị. Bộ phận này được thiết kế giúp người sử dụng thao tác có thể quan sát được những mẫu vật mà không cần điều chỉnh nhiều lần. Ngoài ra thì nó còn giúp cố định thiết bị một cách chắc chắn, không xê dịch.
Thân kính: Thân kính được cấu tạo dạng cong với dòng kính hiển vi quang học và dạng thẳng đứng với sinh soi nổi. Tùy theo dòng sản phẩm mà thân kính được thiết kế khác nhau. Tuy nhiên thì bộ phận này được thiết kế cố định, giúp cho kính chắc chắn hơn khi sử dụng.
Bàn tiêu bản: Là vị trí để đặt mẫu. Vị trí này cố định có tác dụng giúp quá trình thực hiện theo dõi hình ảnh vật mẫu được dễ dàng. Ở kính hiển vi soi nổi thì bàn đặt mẫu là vật cố định, khi quan sát, người dùng có thể điều chỉnh bộ phận phóng đại tới gần mẫu vật khác với kính sinh học, người dùng điều chỉnh đưa bàn đặt mẫu vật lại gần thị kính để quan sát.
Kẹp tiêu bản: Kẹp tiêu bản giúp kẹp giữ vật mẫu hỗ trợ trong việc thao tác chủ động nhất.
-
Hệ thống phóng đại
Hệ thống phóng đại là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng, gồm có thị kính và vật kính. Khi quan sát thì người dùng có thể chủ động điều chỉnh thích hợp để có thể thấy vật mẫu rõ ràng nhất.
Thị kính: Gồm có 2 loại ống đôi và ống đơn (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn sử dụng để tạo ảnh thật của vật cần quan sát).
Vật kính: Vị trí quay về phía có mẫu vật, có 3 độ phóng đại chính của vật kính đó là x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn để quan sát ảnh thật).
-
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng bao gồm có: Nguồn sáng, màn chắn, tụ quang. Hệ thống này giúp bổ trợ cho việc quan sát mẫu vật dễ dàng. Khi quan sát thì người sử dụng có thể nhìn thấy vật mẫu rõ nhất.
Nguồn sáng sử dụng là gương hoặc đèn.
Gương được trang bị ở một số kính hiển vi sinh học dánh cho sinh viên. Gương phản chiếu ánh sáng hỗ trợ quá trình quan sát vật mẫu. Tuy nhiên, việc sử dụng gương đem lại nguồn ánh sáng tương đối yếu.
Đèn led hoặc Halogen bổ sung chủ động, trực tiếp giúp cho việc theo dõi vật mẫu được rõ ràng.
Màn chắn được đặt vào bên trong tụ quang kính hiển vi sử dụng để điều chỉnh lượng ánh sáng. Bộ phận này sử dụng nhằm tập trung những tia ánh sáng đồng thời hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.
-
Hệ thống điều chỉnh
Hệ thống điều chỉnh được cấu tạo bởi những núm điều chỉnh linh hoạt phục vụ quá trình quan sát, làm việc với kính được diễn ra thuận tiện. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm kính hiển vi cầm tay, những núm vi chỉnh được tối giản thay vào đó là những tính năng tự động của kính giúp việc quan sát được dễ dàng.
Núm chỉnh tinh gồm có ốc vi cấp, núm chỉnh thô gồm có ốc vĩ cấp. Núm chỉnh được cấu tạo giúp người sử dụng chủ động điều chỉnh khi quan sát.
Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống và núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng phục vụ kính làm việc tốt nhất.
Núm điều chỉnh màn chắn sáng cho phép tăng hay giảm độ sáng khi tiến hành thao tác.
Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải) hỗ trợ quan sát một cách dễ dàng và chủ động nhất.
=> Xem thêm: Các loại Kính hiển vi TẠI ĐÂY.
Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi
Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi quang học dựa trên sự tập trung ánh sáng tạo nên hình ảnh phóng đại của mẫu
Kính hiển vi quang học là thiết bị quan trọng trong khoa học và y học được dùng để quan sát những cấu trúc và tế bào nhỏ có độ phóng đại cao. Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi quang học dựa trên sự tập trung ánh sáng nhằm tạo nên hình ảnh phóng đại của mẫu.
Kính có hai ống kính chính: Ống kính vật thể và ống kính hiển vi. Ánh sáng từ nguồn sáng được tập trung vào mẫu bằng ống kính vật thể và được phản chiếu hay phân tán bởi mẫu. Sự phản xạ hay phân tán của ánh sáng này được thu thập và tập trung lại vào ống kính hiển vi để tạo thành hình ảnh phóng đại của mẫu. Ánh sáng sẽ đi qua một lăng kính thấu kính (hay thấu kính khúc xạ) để tập trung và đi qua mẫu. Sau đó thì ánh sáng sẽ đi qua ống kính vật thể và tiếp tục đi qua hệ thống ống kính hiển vi. Tại đây thì hình ảnh phóng địa của mẫu được tạo thành trên một tấm phim hoặc một máy ảnh kỹ thuật số. Độ phóng đại của kính được xác định bởi tỷ lệ giữa kích thước ảnh của mẫu và kích thước thực tế của mẫu. Ánh sáng đi qua mẫu sẽ bị giảm độ sáng, vì thế thường cần có một nguồn sáng cung cấp ánh sáng đủ mạnh để quan sát.
Trên đây, chúng tôi đã nêu lên nguyên lý hoạt động của kính hiển vi. Nếu như bạn cũng đang có nhu cầu sử dụng và mua kính hiển vi, liên hệ ngay với linh kiện điện tử Hudu để được cung cấp sản phẩm chất lượng với giá tốt.