Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Hàn linh kiện dán là một trong những công việc cơ bản và thường gặp trong việc sửa chữa điện tử. Để bạn hiểu rõ hơn về công việc này và sửa chữa điện tử hiệu quả, nhanh chóng hơn, sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách hàn linh kiện dán đầy đủ nhất mà bạn có thể tham khảo.
Những vật dụng cần thiết để hàn linh kiện dán
Trước khi hàn linh kiện dán cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hàn. Muốn mua phụ kiện khò hàn chất lượng, click ngay.
Những vật dụng cần thiết mà bạn cần chuẩn bị để hàn linh kiện dán đó là: Mỏ hàn, thiếc hàn, dung dịch hàn, nhựa thông nước, panh gắp linh kiện, dây hút chì, những dụng cụ lau chì…
Để phục vụ tốt cho việc hàn linh kiện dán thì bạn nên chuẩn bị sẵn những vật dụng trên để khi cần thiết là bạn có thể sử dụng ngay.
Hướng dẫn cách hàn linh kiện dán đầy đủ nhất
Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách hàn linh kiện dán đầy đủ nhất như sau:
Cách hàn những linh kiện dán cơ bản (Tụ, trở, Led)
Việc hàn những board mạch những linh kiện điện tử cơ bản là: Tụ, trở, Led thì khá đơn giản. Tuy nhiên trong cách hàn linh kiện dán, để có được mối hàn đẹp, chất lượng thì bạn cần tuân theo những bước như sau:
+ Bước 1: Làm sạch linh kiện và những điểm hàn
Đầu tiên thì bạn cần làm sạch linh kiện và những điểm hàn. Đây cũng là việc khá quan trọng khi hàn linh kiện. Để làm sạch linh kiện thì bạn có thể sử dụng nhựa thông hoặc dung dịch hàn sẽ giúp cho thiếc hàn được nóng chảy đều. Bạn dùng dụng cụ có tác dụng đưa dung dịch hàn vào chân linh kiện và các điểm cần hàn tiếp theo đưa mỏ hàn vào nhằm làm sạch. Trong quá trình này thì bạn cần đưa thiếc hàn vào để tráng qua chân hàn và điểm hàn.
+ Bước 2: Tráng thiếc vào điểm hàn và chân linh kiện
Công việc tráng thiếc có vai trò cần thiết khi bạn đưa linh kiện vào với vị trí hàn và điểm hàn thì bạn chỉ cần đưa mỏ hàn qua điểm hàn là thành công. Sau đó thì bạn dùng panh gắp đưa một đầu của linh kiện vào trước tiếp theo chấm mỏ hàn vào vị trí hàn. Cuối cùng thì bạn chỉ cần hàn đầu còn lại của linh kiện là thành công.
Trong quá trình hàn thì bạn cũng cần lưu ý một số điểm như sau:
-
Để mức nhiệt độ của mỏ hàn phù hợp, với việc hàn những loại linh kiện bình thường thì mức nhiệt phù hợp trong khoảng 320 – 350 độ C.
-
Cần hàn đúng chiều, đúng chân của linh kiện đặc biệt là với tụ hóa và Diode.
-
Nếu xung quanh điểm hàn có những linh kiện nhỏ thì bạn cần lưu ý khi hàn không để đẩu mỏ hàn chạm vào những linh kiện này.
Hàn những linh kiện chân lộ ra ngoài
Tuân theo những bước hàn linh kiện để có mối hàn đẹp, chất lượng. Khách hàng muốn mua máy hàn chất lượng, click ngay.
Việc hàn linh kiện chân lộ ra ngoài không quá phức tạp nhưng điều cần lưu ý đó là bạn phải chọn được loại mũi hàn phù hợp. Thông thường thì người thợ sẽ sử dụng mũi hàn nhọn nhưng khi hàn những loại IC có chân nhỏ và dày thì người ta sẽ sử dụng mỏ hàn dẹt hoặc vát.
Các bước hàn những linh kiện chân lộ ra ngoài như sau:
+ Bước 1: Làm sạch điểm hàn và chân hàn
Các bước làm sạch điểm hàn và chân hàn như hàn những linh kiện cơ bản.
+ Bước 2: Hàn linh kiện
Trước khi thực hiện hàn và đặt linh kiện vào thì bạn cần quét một lớp dầu hàn vào điểm hàn của IC để giúp cho linh kiện không bị xê dịch ra khỏi vị trí được định vị. Điều quan trọng khi hàn đó là bạn cần định vị được IC bằng cách bạn sẽ hàn 2 chân chéo nhau của IC trước giúp định vị linh kiện.
Bạn dùng panh hoặc đầu hút giúp đưa những linh kiện vào vị trí cần hàn, tiếp theo hàn 2 chân chéo của linh kiện giúp định vị cho linh kiện. Tiếp theo, bạn cho một ít thiếc vào đầu mỏ hàn trước khi tiến hành chấm mỏ hàn vào điểm hàn.
Tiếp đó thì bạn hãy sử dụng panh hoặc đầu hút chân không giúp giữ những linh kiện và chấm mỏ hàn vào điểm hàn đầu tiên. Tiếp theo, bạn xoay PCB, chấm mỏ hàn vào điểm thứ 2 chéo với điểm thứ nhất đã hàn. Bạn thực hiện tiếp theo với những chân còn lại của linh kiện.
=> Xem thêm: Các loại mỡ hàn, thiếc hàn tại đây.
Hàn những linh kiện có chân ngầm
Với những loại linh kiện dán có chân ngầm thì bạn nên dùng máy khò trong quá trình hàn. Với linh kiện có ít chân ngầm thì bạn có thể thực hiện tráng thiếc từng chân như ở chân. Nhưng đối với những linh kiện có nhiều chân ngầm và chân nhỏ thì bạn cần có một miếng mặt nạ hàn.
Khi làm sạch IC và điểm hàn xong thì bạn hãy đặt Stencil vào vị trí một cách chính xác và quét kem thiếc sao cho kem thiếc vào được những vị trí điểm hàn mà bạn cần hàn.
Khi đã quét kem thiếc xong thì bạn nhấc Stencil ra nhẹ nhàng, tiếp theo thì bạn sử dụng đầu hút chân không để IC vào vị trí cần hàn tiếp theo lấy đầu hút chân không ra và sử dụng máy khò để hàn linh kiện.
Trên đây, linh kiện điện tử Hudu đã hướng dẫn cách hàn linh kiện dán đầy đủ nhất. Hi vọng đã giúp bạn biết cách hàn linh kiện dán để có mối hàn bóng đẹp, chất lượng.
Bạn muốn mua phụ kiện khò hàn chất lượng, giá tốt click bên dưới để đặt hàng ngay.