Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Khi sử dụng đồng hồ vạn năng sẽ có que đo điện kèm theo giúp thực hiện đo và kiểm tra mạch điện, dòng điện hoặc các thiết bị điện. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách sử dụng que đo thế nào? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cắm que đo đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật.
Que đo đồng hồ vạn năng là gì?
Que đo là phụ kiện không thể thiếu khi sử dụng đồng hồ vạn năng
Phụ kiện khi sử dụng đồng hồ vạn năng đó là que đo với đầu nhọn đi kèm gồm có que đo màu đỏ và que đo màu đen. Que đo của đồng hồ vạn năng còn được gọi với tên gọi là dây đo, đầu đo…
Que đo của đồng hồ vạn năng gồm có 2 đầu đo và đầu cắm. Dây của que đo thường có chiều dài khoảng 1m, đầu đo của que đo có thiết kế kim nhọn có thể chịu tải nhiều mức điện áp và dòng điện khác nhau như 1000V/20A.
Tác dụng của que đo đồng hồ vạn năng
Que đo đồng hồ vạn năng có tác dụng kết nối đồng hồ điện với thiết bị cần đo hoặc mạch điện. Với bộ que đo điện, đồng hồ vạn năng có thể tiếp nhận dữ liệu đo nhanh chóng để phân tích, xử lý dữ liệu và đưa ra kết quả hiển thị trực tiếp ở trên màn hình LCD.
Vì thế, bộ que đo đồng hồ vạn năng chính là phụ kiện không thể thiếu để đồng hồ đo hỏa động được và thực hiện những chức năng đo điện tốt.
Cách cắm que đo đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật
Cần cắm que đo đồng hồ vạn năng đúng cách
Trước khi tìm hiểu về cách kết nối và dùng đúng cách, bạn cần hiểu về cấu tạo của que đo và cấu tạo chân cắm của loại dụng cụ đo điện này. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo que đo và chân cắm.
Que đo đồng hồ vạn năng
Que đo của đồng hồ vạn năng gồm có 2 que đó màu đỏ và que đo màu đen. Trong đó thì một đầu của 2 que được gọi là jack bắp chuối được kết nối với đồng hồ đo và đẩu còn lại được cắm vào thiết bị cần đo.
Cấu tạo 2 que đo bao gồm: Một đầu là jack bắp chuối sẽ được cắm trực tiếp với 2 chân của đồng hồ vạn năng.
Chân cắm trên đồng hồ vạn năng
Trên đồng hồ vạn năng sẽ được thiết kế chân cắm giúp kết nối với que đo trong quá trình làm việc. Số chân cắm phụ thuộc vào từng đồng hồ đo có bao nhiêu chức năng đo dòng điện, điện áp hay điện trở. Thông thường, mỗi đồng hồ vạn năng sẽ có 2 – 3 chân đo.
Trong đó thì chân cắm được ký hiệu COM (chân COM) và những chân còn lại được ký hiệu V/Ω (chân V/Ω). Theo đó, chân COM sẽ là chân cố định, chân V/Ω có thể sẽ có những mức đo khác nhau như: mA, 10A, 20A…
=> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra sò công suất
Cách cắm que đo vào đồng hồ vạn năng
-
Bước 1: Với dây đo màu đen thì bạn cắm vào chân COM ở trên đồng hồ đo. Đây là quy tắc mặc định với bất kỳ dòng đồng hồ vạn năng nào.
-
Bước 2: Với dây đo màu đỏ sẽ được cắm vào những chân màu đỏ tương ứng ở trên đồng hồ vạn năng. Bạn cần lưu ý với đồng hồ từ 3 chân trở lên, từng chân cắm sẽ phụ thuộc vào điện áp của thiết bị cần đo và thang đo ở trên đồng hồ.
Ví dụ: Bạn cần đo dòng điện mức 10A thì bạn cần cắm dây đo màu đỏ vào jack có mức 10A, chọn thang đo 10A rồi mới thực hiện đo.
Tương tự nếu như bạn muốn đo dòng điện cực nhỏ mA thì cần cần cắm dây màu đỏ vào chân ký hiệu mA. Tiếp theo, chọn thang đo mức mA và thực hiện đo. Bạn cũng có thể thực hiện tương tự khi đồng hồ ó chân đo điện trở, tần số…
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn cắm que đo đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật hi vọng đã giúp bạn biết cách dùng đồng hồ vạn năng đúng cách. Khi đã biết cách đo chính xách sẽ giúp bạn đo có kết quả chính xác, tránh làm chập cháy, hỏng hóc đồng hồ đo.
Nếu như bạn đang có nhu cầu mua đồng hồ vạn năng, mua linh kiện điện tử, hãy liên hệ ngay với Hudu để sở hữu sản phẩm chất lượng nhất.