Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Sò công suất là linh kiện quan trọng trong amply, cục đẩy công suất. Tuy nhiên, ít người biết đến tầm quan trọng của sò công suất. Trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và phân loại sò công suất.
Khái niệm sò công suất là gì?
Sò công suất thường được dùng trong những mạch khuếch đại âm thanh
Về khái niệm sò công suất còn được gọi là transistor. Sò công suất xuất hiện trong những thiết bị âm thanh như: cục đẩy công suất lớn, amply karaoke…
Sò công suất là linh kiện điện tử bán dẫn kết hợp với IC, chúng quyết định tới công suất của amply. Khả năng khuếch đại tín hiệu quả amply phụ thuộc vào sò công suất. Nó quyết định tới âm lượng loa to hay nhỏ mà sẽ không làm ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh hoặc độ hay của âm thanh.
Cấu tạo sò công suất
Cấu tạo sò công suất gồm 3 lớp vật liệu bán dẫn loại P và loại N được ghép so le với nhau. Vì thế có 2 loại sò công suất đó là NPN (sò ngược) và PNP (sò thuận) theo 2 cách xếp những lá vật liệu bán dẫn. Transistor 3 lớp bán dẫn phân hóa thành 3 cực B, C, E. Sự phân hóa thành 3 cực này là do đặc tính vật lý 3 lớp bán dẫn khác nhau.
Cấu tạo của sò công suất
Phân loại sò công suất
Có nhiều loại sò công suất và được phân chia theo cách phương thức khác nhau. Căn cứ vào hình dáng, kích thước, công năng, màu sắc, chất lượng mà có những cách phân loại sò công suất khác nhau:
Phân loại sò công suất theo hình dáng
Phân loại theo hình dáng có: sò công suất hình tròn lồi, sò công suất hình vuông.
Sò công suất hình tròn lồi tương tự như vỏ sò. Với thiết kế cô đúc này sẽ giúp việc vệ sinh, tháo gỡ và lắp đặt dễ dàng hơn. Sò có 2 tai vành loe có lỗ giúp cố định sò chắc chắn ở trên thiết bị.
Sò công suất hình vuông cũng xuất hiện nhiều trong những cục đẩy công suất. Thiết kế của sò vuông và gọn gàng. Sò có một đầu kết nối với những dây dẫn điện giúp truyền tải điện hiệu quả.
Phân loại sò công suất theo kích thước
Phân loại theo kích thước có: sò sắt nhỏ, sò sắt trung, sò cỡ lớn.
Phân loại theo chất liệu bên ngoài
Phân loại theo chất liệu bên ngoài có sò sắt và sò than.
Sò sắt có hình tròn lồi và sò than hình vuông. Sò sắt có vỏ bên ngoài được làm từ kim loại có thể là sắt và nhôm với giá thành rẻ. Sò có tính tản nhiệt tốt, hoạt động thời gian dài với công suất vừa phải. Sò công suất sắt được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi. Sò thích hợp với những dàn âm thanh đòi hỏi công suất không quá lớn. Sò sắt được ứng dụng nhiều trong những thiết bị âm thanh chính hãng thời trước.
Sò vỏ than được làm từ nhựa tổng hợp chất lượng cao hoặc được làm bằng vật liệu gốm sứ. Sò than có tác dụng cho âm thanh rất chất lượng. Giá thành của sò than cũng khá đắt đỏ. Tuy nhiên hoạt động của sò than cũng khá hạn chế do mức tản nhiệt kém, không thể hoạt động lâu dài.
=> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng mỏ hàn chuyên nghiệp
Phân loại sò công suất theo màu sắc
Loại sò công suất xanh
Phân loại sò công suất theo màu sắc có sò công suất đen, sò công suất xanh.
Phân loại theo công năng
Phân loại theo công năng có sò thường, sò trường. Mỗi loại sò thường và sò trường, người ta lại chia thành 2 loại phân biệt đó là sò thuận và sò ngược.
Sò thường: Được sử dụng thông dụng nhất hiện nay. Sò có khả năng khuếch đại tín hiệu âm thanh cực tốt.
Sò trường: Hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng từ trường giúp tạo ra điện nên được gọi là sò trường. Sò trường có trở kháng đầu vào lớn, được đánh giá là sò công suất phù hợp với mạch khuếch đại tín hiệu yếu. Sò trường có độ ổn định nhiệt độ cao, trở kháng cao và ít tiếng ồn hơn so với sò thường.