Mạch điện tử là thành phần bên trong cấu tạo nên những thiết bị điện tử như: tivi, máy tính… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về mạch điện tử. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mạch điện tử là gì? Có những loại mạch điện tử nào để hiểu thêm về vấn đề này.
Mạch điện tử là gì?
Mạch điện tử cấu tạo nên những thiết bị điện tử
Mạch điện tử là một mạch bao gồm những linh kiện điện tử riêng lẻ như bóng bán dẫn, điện trở, cuộn cảm, tụ điện, vi mạch, đi ốt… được nối bằng những dây dẫn hoặc vật dẫn giúp dẫn điện. Hiểu một cách đơn giản hơn, mạch điện tử là mạch mắc bộ phận nguồn phối hợp với những linh kiện điện tử và dây dẫn để đảm nhận chức năng nào đó.
Khi sửa chữa máy tính, tivi hoặc những thiết bị điện tử nói chung thì chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những bảng mạch điện tử được kết nối tỉ mỉ với nhiều các linh kiện phụ kiện khác nhau.
Chức năng của mạch điện tử đó là điều khiển, xử lý tín hiệu, lưu trữ dữ liệu, truyền thông, hoặc thực hiện các chức năng khác. Mạch điện tử có thể được thiết kế để hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như điện tử tiêu dùng, viễn thông, y tế, ô tô, điện tử công nghiệp và nhiều ứng dụng khác.
Thiết kế mạch điện tử có thể được thực hiện bằng các công cụ và phần mềm chuyên dụng như phần mềm CAD (Computer-Aided Design) điện tử. Sau khi thiết kế hoàn tất, mạch điện tử có thể được sản xuất thông qua quy trình gia công mạch in (PCB fabrication) để tạo ra một bản mạch vật lý có thể được lắp đặt và sử dụng trong các thiết bị và hệ thống điện tử.
Công dụng của mạch điện tử
Những loại mạch điện tử khác nhau
Dựa theo chức năng và nhiệm vụ khác nhau, những loại mạch điện tử được phân loại như sau:
-
Mạch khuếch đại
Mạch khuếch đại hoặc bộ khuếch đại còn được gọi đơn giản là khuếch đại là thiết bị hoặc linh kiện sử dụng lượng công suất nhỏ ở đầu vảo giúp điều khiển luồng công suất lớn tại đầu ra.
Có thể chia thành 3 loại mạch khuếch đại đó là:
- Mạch điện tử khuếch đại công suất: Mạch này là loại mạch khi đưa tín hiệu có công suất yêu thì tín hiệu đầu ra sẽ có công suất mạnh hơn nhiều lần. Mạch này sẽ là sự kết hợp của 2 loại mạch trên.
- Mạch khuếch đại về dòng điện: Mạch này giúp thu một tín hiệu có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín hiệu có cường độ yếu được đưa vào ban đầu.
- Khuếch đại về điện áp: Loại mạch này khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào thì kết quả đầu ra sẽ thu được một tín hiệu với biên độ lớn hơn nhiều lần.
=> Xem thêm: Thiết bị điện tử là gì? Vai trò của thiết bị điện tử trong cuộc sống
-
Mạch nguồn (Chỉnh lưu, lọc, ổn áp)
Sơ đồ cầu tạo của mạch điện tử
Mạch chỉnh lưu là loại mạch sử dụng nhằm biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Trong mạch chỉnh lưu thì gồm có 2 loại đó là mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ và toàn chu kỳ.
-
Mạch tạo xung
Mạch tạo xung là loại board mạch sử dụng mắc phối hợp những linh kiện điện tử nhằm biến đổi năng lượng dòng điện một chiều thành năng lượng điện có xung và tần số theo yêu cầu.
-
Mạch tạo sóng hình sin
Mạch tạo sóng hình sin giúp tạo ra tín hiệu sin chuẩn về tần số và biên độ, Mạch thường sử dụng làm nguồn tín hiệu kiểm tra đặc tính của những linh kiện, những mạch khuếch đại và những thiết bị điện tử khác.
Có thể phân loại những dạng tạo sóng hình sin dựa theo đặc tính về linh kiện và tần số dao động và ứng dụng sử dụng làm sóng mang, sondg điều chế trong kỹ thuật thu phát vô tuyến điện.
Mọi thắc mắc và nhu cầu mua linh kiện điện tử, hãy liên hệ ngay với linh kiện Hudu để được phục vụ tận tình, chu đáo.